TIN TỨC

Giá cà phê giảm 116 USD do Ấn Độ và Việt Nam tăng xuất khẩu

EmailInPDF.
1266723356_cafe6_68Giá cà phê tăng cao trong năm qua đã khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu. Dự báo giá cà phê có thể giảm nữa do Brazil sắp bước vào vụ thu hoạch

Tại sàn London, giá cà phê robusta giao tháng 5 giảm 116 USD xuống 2.421 USD/tấn.

Giá cà phê Arabica trên sàn New York giảm 4,25 cents/pound so với giá đóng cửa phiên trước, tương đương 1,6%, xuống 2,599 USD/pound. Trong quý 1, giá cà phê loại này đã tăng 9,8% và có 9 phiên tăng.

Giá cà phê giảm mạnh do hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh tại các quốc gia trồng cà phê lớn như Việt Nam và Ấn Độ. Theo dó, Việt Nam xuất khẩu 509 nghìn tấn, tăng 47% so với cùng kì năm ngoái.

Trong năm tài khoá tài khóa 2010/11 (tháng 4/2010 - tháng 3/2011) của Ấn Độ, lượng xuất khẩu cà phê đạt 324.000 tấn, tăng 60% so với năm trước đó.

Giá trị xuất khẩu cũng tăng mạnh do giá cà phê tăng cao trong năm qua khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu.

===================================================================



PHÍ ĐÈ DOANH NGHIỆP

TT - Phụ phí rủi ro container, phụ phí đình công, phí mất cân đối container, phí đại lý... là những loại phí mà các hãng tàu đang tận thu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu VN.
Đóng gói hàng xuất khẩu tại Công ty cổ phần nhựa Tân Đại Hưng  - Ảnh: T.Đạm
Dỡ hàng kiểm tra hải quan trước khi lên tàu ở cảng Cát Lái (TP.HCM)  - Ảnh: Thanh Đạm
Nhiều doanh nghiệp cho rằng thay vì đơn giản hóa các thủ tục, cắt giảm phí và phụ phí thì hãng tàu lại có xu hướng ngày càng tăng thu và đưa ra nhiều khoản phí.
Hãng tàu than chi phí tăng
Một số hãng tàu xác nhận đã thu phí CIC (tức phí cân đối container xuất nhập khẩu) từ đầu tháng 4-2011. Mức thu thấp nhất là 30 USD/container 20 feet.
Giám đốc kinh doanh một hãng tàu lớn của Singapore có văn phòng tại TP.HCM cho biết đến nay hãng này chưa thu phí CIC. Tuy nhiên, sắp tới sẽ thu 30 USD/container đối với hàng nhập. Nguyên nhân cũng do lượng container xuất nhập bị mất cân đối. Ngoài ra, việc thu các khoản phụ phí được giải thích là do cầu cảng, bến bãi ở VN bị kẹt hàng, chi phí tăng.
1 tỉ đồng phụ phí mỗi tháng
Trụ sở đại lý của các hãng tàu biển có mặt ở TP.HCM luôn đông đúc. Nhân viên xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... phải chờ đợi khá lâu mới tới lượt được thanh toán các khoản phí, cước dịch vụ vận tải. Nếu không thanh toán sớm, hàng hóa chưa được giải phóng, doanh nghiệp lại phải đóng thêm các khoản phí lưu container lên đến cả triệu đồng/ngày.
Ông H., phụ trách xuất nhập khẩu của một doanh nghiệp may mặc ở TP.HCM, cho biết gần như bị stress khi mỗi ngày máy fax của công ty đều nhận được hàng loạt hóa đơn phải thanh toán cho các đại lý tàu biển. “Nếu tính luôn cả các loại phí mà các cảng, đại lý tàu biển và hãng tàu thu cho mỗi container xuất khẩu, chúng tôi phải trả trên 10 loại phí khác nhau” - ông H. than thở.
Với lượng trung bình xuất và nhập khẩu 250 container/tháng, mỗi tháng công ty phải trả vài tỉ đồng phụ phí.
Nhiều doanh nghiệp cho biết đang bị sốc và quá bức xúc khi từ giữa tháng 3-2011 bị thêm khoản phí phụ trội hàng nhập hay phí cân đối hàng nhập. Các hãng tàu giải thích thu phí này do hàng nhập nhiều hơn hàng xuất khiến họ phải xuất container rỗng.
Chị Ngọc Thúy - nhân viên phụ trách chứng từ và thủ tục hải quan một doanh nghiệp logistics ở TP.HCM - cho biết phụ phí cân đối hàng nhập chủ yếu được áp dụng ở các tuyến đi các nước châu Á. Mức thu khoảng 60 USD/container 20 feet và 120 USD/container 40 feet.
“Loại phí này quá vô lý. Các hãng tàu ngày càng có xu hướng thích là thu. Doanh nghiệp gần như không có sự lựa chọn khi hãng nào cũng đồng loạt áp dụng, mức thu của mỗi hãng chỉ chênh nhau vài USD” - chị Thúy bức xúc.
Theo ông K. - trưởng phòng xuất nhập khẩu Công ty cổ phần may V., do phần lớn các doanh nghiệp dệt may đều nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan - vốn không phải là thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp - nên khi lượng container nhập về nhiều hơn container xuất đi, các hãng tàu buộc phải chở những container rỗng trở lại các nước và đè doanh nghiệp trong nước ra để thu phí!
Thu cả phí... đình công!?
Các doanh nghiệp thường xuyên có hàng xuất nhập khẩu cho biết khoản phí EBS (phụ phí xăng dầu) được áp dụng phổ biến ở các hãng tàu, với mức thu từ 20-30 USD/container 20 feet, 40-60 USD/container 40 feet cho quãng đường ngắn, 90 USD/container 20 feet, 180 USD/container 40 feet cho những tuyến đi dài...
“Vô lý nhất là doanh nghiệp có hàng xuất khẩu đi những nước thường có đình công, hãng tàu sẽ thu thêm... phí đình công (!?) với mức thu lên tới 180 USD/container 40 feet. Ngoài ra còn có cả phí vệ sinh container, phí cháy nổ, phí đi qua vùng biển có nhiều rủi ro, phụ phí tiền tệ...” - chị Ngọc Thúy kể.
Nhiều khoản phi lý đến mức không tưởng được các doanh nghiệp kể ra như phí tách bill và cấp giấy ủy quyền, phí nâng và hạ container, phí xếp dỡ container, phí chứng từ báo hàng đến, phí làm hàng, phí đại lý, phí lưu bãi... vẫn đang được các hãng tàu “cật lực” thu không nương tay.
Theo tính toán sơ bộ của các doanh nghiệp làm dịch vụ tàu biển, với một container 40 feet hàng nhập khẩu ra cảng lên tàu đi ngay, doanh nghiệp sẽ phải trả 12-13 triệu đồng phụ phí các loại. Hàng xuất khẩu chỉ phải trả ít hơn một vài loại phí.
Đại diện Công ty tàu biển Liên Anh - đơn vị chuyên làm các dịch vụ xuất nhập khẩu ở TP.HCM, cho biết các hãng tàu thu thêm loại phí mới, tăng phí cũ gần như không cần thông báo, không có lộ trình.
Việc loạn thu phụ phí của các hãng tàu nước ngoài là do họ đang độc quyền, chiếm lĩnh và chi phối gần như hoàn toàn thị trường vận tải biển với hàng xuất nhập khẩu ở VN.
Theo các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, không những phải đóng các khoản phụ phí “trời ơi đất hỡi” nêu trên, một số đơn vị nhập khẩu hàng từ thị trường Trung Quốc còn rơi vào tình trạng phải trả thay phụ phí cho đối tác.
Doanh nghiệp nhập khẩu theo phương thức CIF (tức bên nhận hàng thanh toán cước vận chuyển) nên có một số khoản phí tại cảng hàng đi (ở phía Trung Quốc), nhà xuất khẩu không thanh toán nên khi hàng về VN, hãng tàu lại đè cổ doanh nghiệp nhập khẩu để thu.
Do sơ suất, có những khoản như phí rủi ro container, phí xếp dỡ hay phụ phí xăng dầu... doanh nghiệp phải đóng hai lần. Nếu không đóng, doanh nghiệp không được lấy hàng, phí lưu kho bãi lại chồng phí.
Để tránh tình trạng này, doanh nghiệp buộc phải đọc kỹ hợp đồng và thỏa thuận rõ mỗi bên phải thanh toán những khoản phụ phí nào cho hãng tàu.
Sẽ kiểm tra rà soát hiện tượng thu phí
Tại buổi giao ban xuất khẩu ngày 5-4, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cho biết hiện tượng thu phí bừa bãi đã diễn ra từ nhiều năm nay.
Đặc biệt từ năm 2008, trước phản ứng dữ dội của các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, các đoàn kiểm tra liên bộ gồm Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) đã tổ chức đi kiểm tra, khảo sát, nhưng sự phối hợp của các cơ quan chức năng và hiệp hội chủ hàng chưa tốt nên vẫn chưa đủ cơ sở để làm việc với các hãng tàu nước ngoài.
Ông Biên cũng yêu cầu Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), VCCI, hiệp hội chủ hàng khẩn trương kiểm tra rà soát hiện tượng thu phí của các hãng tàu nước ngoài hiện nay để kiến nghị cơ quan nhà nước có biện pháp cụ thể với các hãng tàu nước ngoài, thậm chí chế tài nếu pháp luật cho phép. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần tìm những định chế để ngăn ngừa hành vi độc quyền của các hãng tàu nước ngoài.


Lưu thông container tại Rotterdam tăng 10%
4/27/2011 10:07:40 AM

Lưu thông container tại Rotterdam đã tăng 10% trong quý một năm 2011 so với một năm trước, chủ yếu nhờ vào tăng trưởng mạnh trong giao thương với châu Á và sự phục hồi trong các chuyến hàng nội Âu.


Cảng lớn nhất châu Âu đã xếp dỡ 2.9 triệu TEU trong ba tháng cho đến 31 tháng Ba so với 2.68 triệu TEU cùng kỳ năm ngoái.

Tổng sản lượng không đổi, ở mức dưới 107 triệu m3 tấn do tăng trưởng trong sản lượng container giảm 1% trong dầu thô, 18% giảm trong dầu khoáng và 2% giảm trong các loại hàng lỏng khác.

“Như dự kiến, tăng trưởng đa dạng đã qua”, ngoài tăng trưởng mạnh của container, CEO của Chính quyền Cảng Rotterdam, ông Hans Smith nói.

“Dự báo cho tăng trưởng năm nay khoảng 2%,” ông Smith nói. “Tính cả nhịp độ vận tải theo mùa truyền thống, và trên cơ sở sự tự tin của các nhà sản xuất và người mua, dự báo nào là thực tế.”
Mùa đông Baltic khắc nghiệt đã kềm giữ lưu thông container với Nga và do chi phí  nhiên liệu và giá thuê tàu cao, một số dịch vụ đã bỏ tuyến dài Rotterdam. “Dù vậy, Nga vẫn là một thị trường tăng trưởng.”

Lưu thông hàng ro-ro, hầu hết tập trung vào thị trường Anh, tăng hơn 300,000 tấn trong quý đạt 4.4 triệu tấn.

Các loại hàng rời và hàng truyền thống tăng 35%, 500,000 tấn, đạt 1.9 triệu tần, phần lớn do vận chuyển thép tăng mạnh.


4/27/2011 10:07:04 AM

Cảng Long Beach vào thứ Ba đã đón hãng tàu container xuyên Thái Bình Dương mới nhất, Grand China Logistics, tham gia vào tuyến thương mại đang ngày càng trở nên cạnh tranh hơn giữaTrung Quốc và Bờ Tây Hoa Kỳ.


“Chính số phận đã đưa chúng tôi đến với nhau,” chủ tịch Jia Hongxian nói trong buổi lễ đón chuyến đi đầu tiên của tàu Red Strength, tàu đầu tiên trong số năm tàu có sức tải 3,000 TEU ghé khu cảng Total Terminals Inc. trên tuyến hàng tuần Super Pacific Express.

Grand China Logistics thành lập vào tháng Bảy năm 2007, hoạt động trên các tuyến nội Á, nhưng chỉ là vấn đề thời gian trước khi hãng này tham gia vào tuyến thương mại xuyên Thái Bình Dương.

Tuyến SPX ghé tại Hong Kong, Shenzhen, Ningbo, Shanghai và Long Beach. Grand China cũng có các kết nối đa phương thức đến các trung tâm nội địa tại Mỹ như Chicago, Kansas City, Memphis, Dallas và Houston.

Grand China Logistics dự định mở rộng nhanh chóng trên tuyến thương mại Mỹ. Tháng sau, hãng sẽ triển khai một tuyến xuyên Thái Bình Dương thứ hai từ những thành phố khác ở Trung Quốc đến Long Beach và năm sau sẽ bắt đầu một tuyến đường thủy đến Bờ Đông, ông Jia cho biết.



4/27/2011 10:04:20 AM

Evergreen Line, Cosco Container Lines, Pacific International Lines và Wan Hai Lines sẽ đồng triển khai một tuyến mới nối Viễn Đông và Bờ Tây Nam Mỹ.


Tuyến hàng tuần mới, bắt đầu từ Kaohsiung ngày 30 tháng Tư, nhằm đáp ứng với lưu thông đang bùng nổ trên tuyến. Tuyến đi 70 ngày sẽ hoạt động với mười tàu sức tải trung bình khoảng 3,000 TEU. Evergreen Line sẽ cung cấp bốn tàu, Coscon, PIL và Wan Hai mỗi hãng hai tàu.





Điện thoại, mỹ phẩm ngoại chỉ được nhập qua 3 cảng biển

Từ 1/6, các mặt hàng điện thoại di động, mỹ phẩm và rượu ngoại chỉ được phép nhập khẩu về 3 cảng biển lớn là Hải Phòng, Đà Nẵng và TP HCM thay vì qua cả đường hàng không và đường bộ như hiện tại.

Đây là một trong số các biện pháp quản lý hàng nhập khẩu được Bộ Công Thương giải thích là nhắm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hạn chế hàng giả kém chất lượng và gian lận thương mại. Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp hành lý xách tay của hành khách khi nhập cảnh.
iPhone 4
iPhone 4 của nhà mạng về thị trường sẽ ngày càng khó khăn. Ảnh: Kiên Cường.
Các doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu đối với 3 nhóm mặt hàng gồm điện thoại di động, mỹ phẩm và rượu sẽ phải xuất trình thêm giấy chỉ định, hoặc ủy quyền của nhà phân phối, hãng sản xuất... Các loại giấy tờ này phải được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, các mặt hàng này chỉ được phép nhập khẩu, làm thủ tục và thông quan tại 3 cảng biển quốc tế lớn là Hải Phòng, Đà Nẵng và TP HCM. Bộ Công Thương yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra giáp sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Theo các nhà nhập khẩu, hiện nay các mặt hàng trên chủ yếu được đưa về Việt Nam bằng đường hàng không. Các thủ tục nhập khẩu tương đối dễ dàng và hàng về cũng nhau hơn so với việc đi bằng đường biển. Do vậy, quy định của Bộ Công Thương sẽ là một trong những rào cản rất lớn khiến những dòng sản phẩm trên càng khó có cơ hội về thị trường.
Lãnh đạo một doanh nghiệp chuyên về nhập khẩu các dòng sản phẩm smartphone nhận định hiện nay số lượng hàng nhập khẩu về thị trường mỗi đợt chỉ khoảng nghìn chiếc. Số lượng nhỏ hàng hóa này không đủ một container song doanh nghiệp vẫn phải thuê cả một container nên chi phí tốn kém. Chưa kể, thời gian trên biển thường kéo dài ít nhất 30-45 ngày, trong khi vận chuyển bằng đường hàng không chậm nhất cũng chỉ khoảng một tuần.
"Vận chuyển bằng đường biển vừa tốn kém mà mất thời gian. Chưa kể, độ rủi ro khá lớn vì rất có thể hàng đang trên đường về thì gặp bão biển...", ông này nhận xét.


Điện thoại di động có thể tăng giá

Doanh nghiệp nhập khẩu điện thoại di động như ngồi trên đống lửa khi Bộ Công Thương ra quy định các sản phẩm này chỉ được phép về thị trường qua 3 cảng biển, kể từ 1/6.

Giám đốc một hãng phân phối điện thoại di động lớn ở Việt Nam nhận xét: Quy định này sẽ là đòn giáng cực mạnh vào các doanh nghiệp lâu nay vẫn lựa chọn đường hàng không làm cảng nhập khẩu chính.
IPhone 4 về thị trường sẽ ngày một khó khăn. Ảnh: Sohoa.
Theo quy định của Bộ Công Thương từ 1/6, 3 mặt hàng gồm điện thoại di động, mỹ phẩm và rượu ngoại chỉ được phép nhập khẩu về Việt Nam qua 3 cảng biển chính gồm Hải Phòng, TP HCM và Đà Nẵng. Việc làm này được Bộ Công Thương giải thích là nhằm hạn chế hàng lậu, kém chất lượng, gian lận thương mại... để bảo vệ người tiêu dùng.
Tuy nhiên, với doanh nghiệp, quy định mới này sẽ khiến họ khó khăn hơn khi làm thủ tục nhập khẩu. Không chỉ giới hạn về cửa nhập khẩu, Bộ Công Thương còn yêu cầu dfoanh nghiệp khi làm thủ tục phải xuất trình thêm giấy chỉ định, ủy quyền của nhà phân phối. Các loại giấy tờ này phải được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Ngay sau khi nhận được văn bản từ phía Bộ Công Thương, hai hãng viễn thông VinaPhone và Viettel đã liên hệ với đối tác sản xuất Apple để bàn lại kế hoạch đưa iPhone về thị trường. Hai hãng này đang phân phối các sản phẩm iPhone 3GS và 4 chủ yếu qua đường hàng không.
Nguồn tin từ Viettel cho biết hàng vận chuyển qua đường biển không tốn kém về mặt tiền bạc so với bằng đường hàng không. Tuy nhiên, thủ tục kéo dài và thời gian vận chuyển về Việt Nam cũng lâu hơn. "Chưa kể, khi nhập khẩu phải có giấy xác nhận của đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài như vậy, chắc chắn chi phí sẽ đội lên", nguồn tin này nói.
Giám đốc một hãng phân phối điện thoại có tiếng ở Hà Nội cũng cho rằng quy định của Bộ Công Thương rất khó có thể hạn chế việc nhập lậu và gian lận thương mại vì việc giới hạn cảng nhập khẩu chỉ "nắm được người có tóc chứ không nắm được kẻ trọc đầu".
Ông này cho rằng dù nhập khẩu về đường nào thì hàng lậu vẫn có, kể cả qua cảng biển chứ không chỉ qua đường hàng không hay đường bộ. "Giới buôn lậu bằng cách này hay cách khác họ vẫn lách được. Vấn đề là việc giới hạn cảng, các đơn vị nhập khẩu chính hãng sẽ gặp khó về thủ tục. Hàng về ít, giá cả sẽ tăng, người tiêu dùng là đối tượng chịu thiệt", ông nói.
Vị giám đốc này phân tích điện thoại di động là mặt hàng cần có sự bảo quản đặc biệt. Do vậy, nếu nhập qua đường biển, rủi ro cao như gặp bão biển, nhiễm mặn... rất khó đảm bảo về chất lượng so với việc qua đường bộ hoặc đường không. "Tôi cho rằng các quy định này cần được cân nhắc thêm", ông này cho biết thêm.
Theo tìm hiểu của VnExpress.net, quy định của Bộ Công Thương là một đòn nặng đối với hầu hết các nhà nhập khẩu các sản phẩm đầu cuối như Apple, HTC hay Nokia. Trong khi đó, một số thương hiệu như Samsung, LG có nhà máy sản xuất trực tiếp tại Việt Nam nên ít bị ảnh hưởng hơn.
Ông Trương Hồng Hoàng - Giám đốc Phát triển kinh doanh của Thegioididong cho hay các sản phẩm của công ty bán ra hiện nay có tới trên 70% là hàng nội địa. Khoảng hơn 25% là hàng nhập khẩu được đưa về thị trường thông qua đường hàng không. Như vậy, khi quy định của Bộ Công Thương áp dụng, Thegioididong cũng sẽ phải thay đổi cách thức nhập khẩu. Sự ảnh hưởng tới công ty dự kiến sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 2-3 tháng, sau đó sẽ trở lại bình thường.
"Dù nhập khẩu bằng đường bộ, đường bay hay đường biển thì chi phí và thủ tục cũng tương đương nhau. Có điều nhập bằng đường biển thời gian về thị trường sẽ lâu nhưng hàng về đường bay cũng phải lưu lại kho bãi khoảng 15 ngày", ông Hoàng nhận xét. Theo ông, với quy định này, các doanh nghiệp sẽ biết lựa chọn thị trường nhập khẩu phù hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động của mình.
Bà Nguyễn Thị Phương - Giám đốc Công ty TNHH Thuận Phát nhận xét với những doanh nghiệp đang phân phối các sản phẩm Nokia, khó khăn khi quy định này áp dụng có thể nhìn thấy trước mắt. Các sản phẩm của Nokia đang được gom ở rất nhiều thị trường và không thực sự thuận lợi khi vận chuyển bằng đường biển.
Trước đây, Thuận Phát là một trong những đơn vị phân phối Nokia khá lớn tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây, cùng với sự giảm sút của thị trường, điện thoại ngày một xuống giá, công ty đã lựa chọn một số thương hiệu khác để giảm chi phí. "Mỗi tháng, chúng tôi nhập khẩu khoảng vài chục nghìn sản phẩm. Các mặt hàng này chủ yếu về thị trường bằng đường biển để tiết giảm chi phí", bà nói.
Bà Phương cho biết sở dĩ bà lựa chọn phương thức nhập khẩu này vì, hàng do Thuận Phát phân phối được "gom" chủ yếu từ Trung Quốc thông qua cảng biển Hong Kong và Thâm Quyến. Nhập khẩu từ thị trường này thông qua đường biển sẽ thuận tiện và tiết giảm chi phí hơn.
Trao đổi với VnExpress.net, Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Thành Biên lý giải việc quy định về việc nhập khẩu qua cảng biển đối với điện thoại, mỹ phẩm và rượu ngoại nói chung không nhằm mục đích hạn chế nhập siêu mà là để hạn chế gian lận thương mại...
Ông cho biết thời gian qua, việc kiểm tra chất lượng hàng hóa và các yêu cầu về kỹ thuật tại một số nơi chưa hiệu quả, nhất là tại các cửa khẩu biên giới. Tại các điểm này việc kiểm soát chất lượng đối với các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu như rượu ngoại, mỹ phẩm và điện thoại chưa mang lại kết quả như mong đợi. Do vậy, Bộ Công Thương đã thống nhất với Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan ban hành quy định các mặt hàng này chỉ được nhập về Việt Nam thông qua 3 cảng biển lớn gồm Hải Phòng, TP HCM và Đà Nẵng.
"Trong bối cảnh nhập siêu cao như hiện nay, gian lận thương mại còn nhiều, tôi mong các đơn vị ủng hộ để triển khai và kiểm soát có hiệu quả", ông Biên nhấn mạnh.


NHẬP ÔTÔ THÊM KHÓ
Từ ngày 26/6 tới, các loại xe mới nguyên chiếc loại dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu phải có giấy chứng nhận của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài, giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối chính hãng hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất.
Theo nguồn tin từ Bộ Công thương ngày 16/5, bộ này vừa ban hành quy chế bổ sung thêm một số thủ tục nhập khẩu đối với xe mới nguyên chiếc loại dưới 9 chỗ ngồi.

Trong văn bản của Bộ Công thương còn nêu rõ, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô loại dưới 9 chỗ ngồi khi làm thủ tục nhập khẩu sẽ phải có thêm giấy chỉ định, giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối chính hãng hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất. Các loại giấy tờ này phải được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài hợp pháp hóa theo quy định. Nếu là bản sao phải có xác nhận, đóng dấu xác nhận. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải xuất trình giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp, mới được phép đưa xe về thị trường lưu hành.

Các quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 26/6/2011. Đây được coi là biện pháp khá mạnh tay nhằm hạn chế xe ngoại nhập về Việt Nam.




5 nhóm hàng không cần tờ khai hải quan vẫn được khấu trừ thuế


Mới đây, Bộ Tài chính đã có Công văn số 5678/BTC-CST hướng dẫn các Cục Thuế và Cục Hải quan địa phương xử lý vướng mắc trong việc mở tờ khai hải quan đối với điện nước, văn phòng phẩm hàng hóa sinh hoạt hàng ngày, vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình xây dựng của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, các hàng hóa xuất khẩu (áp dụng thuế suất 0%) là nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình xây dựng và điện, nước, văn phòng phẩm, hàng hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan không cần tờ khai hải quan nếu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh bán hàng vào khu phi thuế quan đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác theo quy định.

Trước đó theo quy định tại Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa xuất khẩu phải có: hợp đồng bán hàng hóa, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, hóa đơn GTGT và tờ khai hải quan có xác nhận đã xuất khẩu của cơ quan hải quan.

Tuy nhiên, hướng dẫn trên không áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; các loại hàng hóa từ nội địa Việt Nam hoặc từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu không được mở tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu quy định tại khoản 1, Điều 1 Thông tư số 116/2010/TT-BTC ngày 04/8/2010 của Bộ Tài chính.

Cũng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính thì văn phòng phẩm, nguyên liệu, vật tư xây dựng nhập khẩu từ thị trường nội địa vào khu phí thuế quan nhưng có nguồn gốc nhập khẩu thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 8 Điều 113 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính thì phải mở tờ khai hải quan để làm cơ sở hòan thuế nhập khẩu, thuế GTGT theo quy định.


 CÁC HÃNG VẬN TẢI BIỂN HOÃN THU PHÍ MÙA CAO ĐIỂM: 
 
 
6/13/2011
Một phụ phí mùa cao điểm dự kiến áp dụng vào tuần tới trên tuyến đi hướng đông Thái Bình Dương đã được hoãn lại ít nhất một tháng. Tổ chức Thỏa Thuận Bình Ổn Xuyên Thái Bình Dương, đại diện cho hầu hết các hãng vận tải lớn trên tuyến vận chuyển hàng nhập khẩu vào Mỹ từ châu Á, vào cuối năm ngoái đã công bố một hướng dẫn tự nguyện cho các thành viên của mình, kêu gọi áp dụng phụ phí mùa cao điểm $400/TEU đối với các container từ 15 tháng Sáu đến 30 tháng 11. Tuy nhiên, do hàng nhập khẩu yếu hơn dự kiến trong tháng qua và sức tải tăng trên các tuyến đến Bờ Tây, một số hãng tàu đã hoãn áp dụng các phụ phí mùa cao điểm. Hầu hết các hãng tàu dự định áp dụng phụ phí mùa cao điểm vào 15 tháng Bảy trên tuyến đến Bờ Tây. Theo The Journal of Commerce Online



Zim tăng giá cước tuyến Á – Âu:  
 
 
6/20/2011
Zim Integrated Shipping Services Ltd. vừa thông báo một khoảng tăng cước chung (GRI) đối với hàng hóa đi hướng tây từ châu Á và Tiểu Lục địa Ấn Độ đến các điểm tại Địa Trung Hải, Biển Đen và Bắc Âu. Khoảng tăng sẽ là $275/TEU, áp dụng từ 1 tháng Bảy. Các khoảng tăng là cần thiết nhằm duy trì mức độ chất lượng dịch vụ hiện tại và độ ổn định cao. Theo Port2Port
 
 
 Tuyến PAX của Hapag-Lloyd đổi ghé cảng Đức

 

6/20/2011
Grand Alliance sẽ chuyển các ghé cảng Đức trên tuyến con thoi PAX giữa châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á, theo một thông báo từ Hapag-Lloyd, một thành viên của liên minh. Tuyến, hoạt động với 13 tàu của Hapag-Lloyd, có vòng xoay cảng gồm Thamesport, Antwerp, Bremerhaven, Rotterdam, Halifax, New York-New Jersey, Norfolk, Savannah, Manazanillo (Panama), Los Angeles, Oakland, Yokohama, Kobe, Kaohsiung, Yantian, Hong Kong, Da Chan Bay, Kobe, Nagoya, Tokyo, Seattle, Oakland, Balboa, Manazanillo, Savannah, Norfolk, New York-New Jersey, Halifax và Thamesport. Từ ngày 11 tháng Tám, ghé cảng tại Bremerhaven sẽ chuyển sang Hamburg. Ngoài các thành viên Grand Alliance, OOCL và NYK Line, ACL cũng lấy chỗ trên tuyến. Theo American Shipper